CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÊNH VIỆN (Y TẾ) HIỆU QUẢ CAO
Công ty TNHH Kỹ thuật và Xử lý Môi Trường Việt Nam . Chuyên nhận tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện (y tế) hiệu quả cao hiện nay khu vực cả nước.
LIÊN HỆ: 0947 569 379 TƯ VẤN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN (Y TẾ) HIỆU QUẢ CAO HIỆN NAY.

NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI Y TẾ (BỆNH VIỆN)
- Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ của cán bộ, nhân viên bệnh viện, thân nhân và bệnh nhân, các hoạt động lau dọn phòng ốc…
- Nước thải y tế (bệnh viện): từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa…
Nước thải y tế (bệnh viện) là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; phòng khám, bệnh viện đa khoa, nha khoa. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, thuốc dư, chất khử trùng, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh (trong các bệnh viện có khoa xạ trị).
THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN (Y TẾ)
Nước thải y tế (bệnh viện) mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh từ y tế, do đó việc xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý triệt để sẽ gây lây nhiễm các mầm bệnh vào hệ sinh thái, môi trường đất, nước gây dịch bệnh khó kiểm soát cho cộng đồng và mất cân bằng sinh thái.
Các thành phần chính của nước thải y tế (bệnh viện) như:
- Các chất hữu cơ;
- Các chất dinh dưỡng;
- Các chất rắn lơ lửng;
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.

TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN – NƯỚC THẢI Y TẾ ?
Về cơ bản các nguồn thải do nước thải y tế (bệnh viện) thải ra đều mang mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao cho con người và môi trường xung quanh. Do vậy việc thu gom và xử lý triệt để nước thải bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết.
Đồng thời, theo nghị định 155 NĐ-CP về xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường rất cao, cụ thể phạt tiền từ 1.000.000.000 đối với cá nhân và 2.000.000.000 đối với tổ chức có hành vi gây tổn thất, ô nhiễm môi trường, không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong quá trình kinh doanh, sản xuất.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN (Y TẾ)
Việc xử lý nước thải bệnh viện (y tế) là hết sức cần thiết và phải xử lý triệt để các yếu tố gây hại nêu trên. Vậy nên sử dụng công nghệ nào để tối ưu nhất còn tùy thuộc và lưu lượng, diện tích xây dựng, tính chất của mỗi loại hình của nước thải y tế (bệnh viện).
Môi Trường Việt Nam với đội ngũ kỹ sư lành nghề, nhiệt huyết có trên 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, thiết kế, xây dựng cũng như cải tạo nâng cấp nhiều hệ thống xử lý nước thải bệnh viện (y tế) chúng tôi xin đề xuất 2 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện (y tế) hiệu quả cao nhất hiện nay là:
- Công nghệ xử lý AAO
- Công nghệ xử lý AO
2 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện (y tế) hiện nay được áp dụng và đang hoạt động rất hiệu quả tại các trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc. Với những ưu điểm mà 2 công nghệ trên đem lại: các công nghệ trên được xác định là công nghệ tối ưu cho việc xử lý nước thải. Công nghệ xử lý AAO và AO khác nhau do công nghệ AAO có giai đoạn kỵ khí giúp hiệu quả xử lý tăng cao, công nghệ xử lý AAO phù hợp với các bệnh viện có nước thải ô nhiễm vào mức nghiêm trọng.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ AAO

Thuyết minh quy trình công nghệ AAO
Nước thải y tế (Bệnh viện) theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu gom. Trước khi vào hố thu gom, nước thải được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn (≥10mm) nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và hỏng hóc thiết bị trong quá trình vận hành.
Hố thu gom thường có kích thước sâu để thu gom nước thải, trong hố thu gom bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.
Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí cấp vào qua hệ thống đĩa phân phối khí, sau đó nước thải được chuyển sang cụm Module AAO để bắt đầu quy trình xử lý sinh học.
Tại cụm module AAO, trước tiên nước thải sẽ được xử lý kỵ khí tại ngăn Anaerobic để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động… sau đó chuyển sang ngăn Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD, cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic (Aerobic) để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… và hoàn tất quy trình xử lý.
Cũng tại ngăn hiếu khí này, hệ thống màng lọc sinh học MBR (Membrane Bio-reactor) sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm, nhỏ hơn kích thước nhiều loại vi khuẩn) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Máy thổi khí ngoài cung cấp khí cho vi sinh hoạt động còn làm nhiệm vụ thổi bung các màng này để hạn chế bị nghẹt màng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại ngăn Anoxic để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Nước thải y tế (bệnh viện) sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, Cột A.
Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được hút đem đi chôn lấp.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ AO

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải bệnh viện (y tế) AO
Nước thải được dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải. Hố thu nước thải bằng BTCT được xây dựng để thu nước thải từ các vị trí xả thải trong bệnh viện. Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm (hoạt động luân phiên) để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Bơm chìm hoạt động theo mực nước tự động bơm nước thải về bể điều hòa thông qua hệ thống ống dẫn dẫn nước về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.
Bể điều hòa các tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng nước tránh làm sốc tải đối với các hệ thống xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu > 12h đảm bảo nguồn nước luôn ổn định về lưu lượng và nồng độ. Bể điều hòa cũng có tác dụng lắng sơ bộ để lắng toàn bộ các cặn lơ lửng trong nước thải để tránh ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được lắp 2 bơm để bơm nước thải từ bể điều hòa qua bể sinh học thiếu khí (cụm bể xử lý AO).
Quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí nito (sinh ra từ quá trình khử nitrat : NO3– ® N2) ra khỏi dòng thải.
Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng. Bùn trong bể lắng sinh học được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học trong bể và để bể thiếu khí khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải, sau thời gian bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt vào bể nén bùn. Bể nén bùn sẽ tách nước khỏi bùn để làm giảm chi phí xử lý bùn. Bùn sau sau khi được nén sẽ phân hủy yếm khí trong bể để giảm lượng bùn. Bùn thải có thể được bơm về bể tự hoại và định kỳ hút bỏ. Nước trong sau xử lý bằng công nghệ được khử trùng bằng Clorin (được bơm định lượng bơm và bể khử trùng) để diệt sạch lượng vi khuẩn, virus gây bệnh đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 – BTNMT – cột A.
LIÊN HỆ 0947 569 379 . Khi bạn cần tư vấn, thiết kế, xây dựng, cải tạo nâng cấp công nghệ nước thải bệnh viện ( y tế ) hiệu quả . Vui lòng liên hệ 0947 569 379 để được tư vấn chi tiết, đầy đủ thông tin 24/7 và hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra, Công ty môi trường Việt Nam . Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường với nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có các dịch vụ sau ;
-
Tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử nước thải ;
-
Tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải ;
-
Tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử nước cấp sinh hoạt;
-
Vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, chất thải không nguy hại, bùn thải;
-
Tư vấn môi trường ( DTM, Báo cáo giám sát định kỳ, sổ chủ nguồn thải, đề án đơn giản – chi tiết…);
-
Cung cấp thiết bị và hóa chất xử lý môi trường;
-
Cung cấp – nuôi cấy – khắc phục sự cố bùn vi sinh. Sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng với chất lượng các dịch vụ của chúng tôi là nguồn động lực lớn cho công ty phát triển được như hôm nay . Công ty chúng tôi không ngừng cải thiện để phát triển , nâng cao trình độ kỷ thuật . Để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất
-
-
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
-
Công ty TNHH Kỹ Thuật Và Xử Lý Môi Trường Việt Nam
-
Địa chỉ: Phòng 202, tầng 2, 55 – 57 Nguyễn Văn Giai, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
-
Hotline: Mr. Thành 0947 569 379 – Ms. Trang 0917 062 239
-
Email: [email protected]
-
https://moitruongvietnam.org
-
Môi Trường Hôm Nay Cuộc Sống Ngày Mai
-